Trong quá trình sản xuất, máy dán nhãn đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được thị trường công nhận. Tuy nhiên, một vấn đề lớn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là thời gian “chết” – khoảng thời gian mà máy không hoạt động, dẫn đến lãng phí tài nguyên và chi phí. Bài viết này, Tín Dân sẽ phân tích hai nhóm thời gian chết thường gặp khi vận hành máy dán nhãn. Từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và sử dụng máy dán nhãn một cách hiệu quả, nhằm giảm thiểu rủi ro.
Thời gian chết là gì?
– Trong ngành sản xuất, thời gian chết là khoảng thời gian mà máy móc không hoạt động hiệu quả, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, đối với máy dán nhãn, thời gian chết có thể dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và chi phí cho doanh nghiệp.
– Việc hiểu được sự lãng phí của thời gian “chết” khi vận hành máy dán nhãn và quản lý thời gian chết là rất quan trọng cho bất kỳ nhà máy nào muốn tối ưu hóa quy trình sản xuất. Thời gian chết có thể chia thành hai nhóm chính: thời gian cần thiết để thay đổi sản phẩm và thời gian dừng do sự cố máy.
Thời gian dừng để thay đổi sản phẩm và thời gian dừng do sự cố máy
Thời gian dừng để thay đổi sản phẩm
Khi vận hành máy dán nhãn, việc thay đổi sản phẩm là một quy trình không thể thiếu. Tuy nhiên, quá trình này có thể dẫn đến thời gian chết lãng phí nếu không được quản lý một cách hiệu quả. Nhóm thời gian chết này bao gồm ba yếu tố chính:
Thời gian thay đổi cuộn nhãn
– Khi chuyển đổi giữa các loại sản phẩm, bước đầu tiên thường là thay đổi cuộn nhãn. Nếu máy dán nhãn được thiết kế hợp lý, việc thay cuộn nhãn sẽ diễn ra nhanh chóng. Ngược lại, nếu máy có cấu trúc phức tạp khi tháo lắp và nếu không được tính toán chính xác, thời gian thay đổi cuộn nhãn có thể kéo dài, gây lãng phí thời gian quý báu trong quá trình sản xuất.
Thời gian hiệu chỉnh phần cứng của máy
– Đối với máy dán nhãn tự động, ba yếu tố chính cần điều chỉnh bao gồm:
- Vị trí đầu bắn nhãn: Đảm bảo khoảng cách từ dao tách nhãn đến sản phẩm chính xác.
- Vị trí băng tải: Cần điều chỉnh để sản phẩm được cố định đúng cách trong quá trình vận chuyển.
- Cảm biến: Cần cài đặt lại để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả với sản phẩm mới.
– Với máy dán nhãn bán tự động, thời gian điều chỉnh thường ngắn hơn, chủ yếu tập trung vào việc cài đặt cảm biến và bộ vuốt nhãn. Tuy nhiên, nếu phần cứng không ổn định, thời gian dừng máy bảo trì có thể tăng lên. Sau khoảng thời gian 6 tháng – 1 năm, với các máy không có phần cứng đảm bảo sẽ bắt đầu có những hư hỏng, độ chính xác sẽ không còn. Khi đó, thời gian dừng máy bảo trì là thường xuyên.
Thời gian hiệu chỉnh phần mềm khi đổi sản phẩm
– Khi thay đổi sản phẩm, việc hiệu chỉnh phần mềm là cần thiết để máy hoạt động đúng như mong muốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc này cũng diễn ra suôn sẻ. Có đôi khi hiệu chỉnh thông số nhưng máy không hoạt động đúng như ý mình thì do phần cứng của máy đã không còn chính xác nữa.
– Một số nhà cung cấp không cung cấp đầy đủ thông tin về cách hiệu chỉnh, khiến cho người vận hành gặp khó khăn trong việc điều chỉnh máy. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về phần mềm và khả năng lưu trữ thông số trước đó là rất quan trọng.
Thời gian dừng do sự cố máy
– Một yếu tố quan trọng, nhưng cũng rất khó có thể nhìn thấy ngay từ thời điểm mua máy dán nhãn ngay từ đầu. Đã có nhiều đơn vị phải vứt bỏ máy dán nhãn cũ để mua một máy mới chỉ vì không thể khắc phục được sự cố.
– Sau đây là một số sự cố thường xảy ra với máy dán nhãn sử dụng trong thời gian dài: Dán nhãn không còn chính xác, Tham số trên bảng điều khiển chỉnh không giúp gì cho kết quả dán nhãn, Phụ kiện trong máy bị hư hỏng cần thay mới,…
– Điều duy nhất bạn cần làm là tìm hiểu kỹ các bộ phận nào phải thay thế định kỳ, bộ phận nào phải thường xảy ra sự cố. Đừng quên hỏi mức giá cho các phụ kiện đó nhé. Với một nhà cung cấp máy dán nhãn chất lượng và uy tín họ sẽ sẵn sàng chia sẻ với bạn.
Lời kết
– Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy móc, công cụ hỗ trợ quy trình sản xuất, giải pháp dán nhãn, đóng gói, chiết rót và tem chống hàng giả. Công ty TNHH TM Tín Dân luôn là đối tác uy tin cho các tập đoàn lớn như Vissan, CJ,…
– Hơn thế nữa, chúng tôi luôn có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp luôn cố gắng cải thiện để nâng cấp các dòng máy để mang những tính năng vượt trội hơn nhằm đáp ứng nhu cầu Quý khách hàng.
– Ngoài ra, Tín Dân luôn là công ty hàng đầu cung cấp các thiết bị, bộ phận riêng lẻ để khách hàng dễ dàng thay đổi, bảo dưỡng sau một thời gian dài sử dụng sản phẩm của Tín Dân. Với sự uy tín, cùng hiệu quả mà các sản phẩm của Tín Dân mang lại cho khách hàng để khách hàng tin tưởng lựa chọn là người đồng hành với nhà máy sản xuất của mình.
– Với chính sách giá cả hợp lý và dịch vụ uy tín, Tín Dân luôn đáp ứng các nhu cầu sản xuất khác nhau của từng công ty:
- Công ty bảo hành máy trong vòng 12 tháng và miễn phí bảo trì máy trọn đời.
- Thay mới hoặc 1 đổi 1 trong thời gian bảo hành nếu có lỗi do nhà sản xuất.
- Máy luôn có sẵn tại showroom của chúng tôi. Quý khách có thể trực tiếp xem và vận hành máy.
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc, hỗ trợ giao hàng và lắp đặt miễn phí.
- Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên được hãng sản xuất (Đức và Hàn Quốc) trực tiếp đào tạo, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ bảo trì, sửa chữa.
– Thông tin liên hệ:
- SĐT: +8490.383.5500
- Email: info@tdn-company.com.vn
- Website: https://tdn-company.com.vn
⇒ Thông qua bài viết trên, Tín Dân đã chia sẻ cho bạn những thông tin về hai nhóm thời gian chết khi vận hành máy dán nhãn và nơi cung cấp các thiết bị có thể thay thế khi một bộ phần nào đó bị hư hỏng. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp.