ISO là gì? Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc sở hữu chứng chỉ ISO không chỉ là một lợi thế mà còn là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ ISO được cấp bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, giúp chứng minh rằng doanh nghiệp của bạn đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và chất lượng. Trong bài viết này, Tín Dân sẽ cùng bạn khám phá lợi ích của chứng chỉ ISO mang lại, quy trình làm chứng chỉ và các tiêu chuẩn ISO phổ biến. Từ đó, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của chứng chỉ này trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Giới thiệu về chứng chỉ ISO
ISO là gì?
– ISO là viết tắt của tiếng anh “International Organization for Standardization” là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. ISO là một trong những tổ chức độc lập phi chính phủ, hiện nay có 167 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên thứ 77 của ISO và gia nhập vào năm 1977. Những tiêu chuẩn ISO khi chuyển sang tiếng Việt được viết tắt là TCVN (được hiểu là Tiêu chuẩn Việt Nam).
– ISO là gì? Là một tổ chức thiết lập ra các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn ISO thương mại và công nghiệp được sử dụng toàn thế giới. Là tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế, ISO đưa ra các quy chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đến nay, đã có hơn 22.000 tiêu chuẩn chất lượng, từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm,…
– Các tiêu chuẩn ISO được tạo ra có nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển của tiêu chuẩn hóa, giúp thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. Nhờ áp dụng vào ISO, tiêu chuẩn này đã được mở rộng và áp dụng cho mọi tổ chức, tất cả loại hình, quy mô hay lĩnh vực, từ sản phẩm đến quản lý hành chính,…
– Vào năm 1946, bắt đầu từ cuộc họp của 25 quốc gia thành viên thảo luận về việc thiết lập các tiêu chuẩn ISO quốc tế. Đến nay, ISO đã được công nhận rộng rãi và trở thành yếu tố thiết yếu trong ngành công nghiệp hiện đại.
Các thành viên của tổ chức ISO
– ISO gồm có 167 thành viên, chia thành 3 dạng sau:
- Hội viên: Tổ chức tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và những thành viên này duy có quyền biểu quyết trong ISO.
- Thành viên thường trực: Những quốc gia không có tổ chức theo tiêu chuẩn riêng của họ. Họ không tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn nhưng sẽ không được thông báo về công việc của ISO.
- Thành viên đăng ký: Các quốc gia có nền kinh tế nhỏ, được phép theo dõi quá trình phát triển của các thành viên khác và phải đóng lệ phí thành viên.
Tiêu chuẩn ISO là gì?
– Tiêu chuẩn ISO được thiết lập nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tin cậy, đạt được chất lượng tốt. Giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động, phát triển lâu dài, bền vững, giảm thiểu sai sót, tránh lãng phí.
– Các tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm và dịch vụ sẽ được bảo đảm rằng các sản phẩm đạt chứng nhận tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất.
Lợi ích việc sở hữu chứng chỉ ISO
Việc sở hữu chứng chỉ ISO sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, bao gồm:
– Nâng cao uy tín thương hiệu, niềm tin của khách hàng: Sở hữu chứng chỉ ISO khẳng định rằng doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế, từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ.
– Tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường: Các doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn duy trì lòng trung thành của khách hàng hiện tại, nhờ vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế.
– Nâng cao quy trình sản xuất và dịch vụ: Việc sở hữu chứng chỉ ISO cho phép doanh nghiệp tinh chỉnh quy trình sản xuất và dịch vụ. Tăng năng suất, tối ưu hóa chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách bền vững.
– Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững: Chứng chỉ ISO không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững trong các lĩnh vực xã hội, môi trường và kinh tế, giúp xây dựng một tương lai ổn định và có trách nhiệm.
Các bước làm chứng chỉ ISO
Quy trình cấp chứng chỉ ISO được thực hiện 12 bước như sau:
- Bước 1: Tổ chức đưa ra quyết định áp dụng tiêu chuẩn ISO.
- Bước 2: Thành lập ban ISO và lựa chọn những thành viên chủ chốt chịu trách nhiệm triển khai dự án.
- Bước 3: Tổ chức đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO cho ban ISO.
- Bước 4: Xây dựng các chính sách, kế hoạch, mục tiêu thực hiện ISO.
- Bước 5: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và biểu mẫu cần thiết cho tiêu chuẩn ISO.
- Bước 6: Thông báo việc áp dụng tiêu chuẩn ISO trong nội bộ tổ chức.
- Bước 7: Triển khai các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động thực tế.
- Bước 8: Tiến hành đánh giá nội bộ để kiểm tra và khắc phục lỗi trước khi đánh giá chính thức.
- Bước 9: Đăng ký yêu cầu chứng nhận ISO với tổ chức chứng nhận có thẩm quyền.
- Bước 10: Thực hiện đánh giá chứng nhận ISO theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.
- Bước 11: Nhận chứng chỉ ISO sau khi hoàn tất quy trình đánh giá.
- Bước 12: Thực hiện đánh giá giám sát định kỳ để duy trì chứng chỉ ISO.
Một số loại chứng chỉ được quan tâm tại Việt Nam
- Giấy chứng nhận số ISO 9001:2015 – Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
- Giấy chứng nhận số ISO 27001:2013 – Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin.
- Giấy chứng nhận số ISO 13485:2016 – Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn trang thiết bị y tế.
- Giấy chứng nhận số ISO 22000:2018 – Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận số ISO 50001:2018 – Chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng.
- Giấy chứng nhận số ISO 14001:2015 – Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng môi trường.
- Chứng chỉ HACCP – Chứng nhận hệ thống an an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận số ISO 45001:2018 – Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Lời kết
– Qua quy trình hướng dẫn này, Tín Dân hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng về tầm quan trọng của việc làm chứng chỉ ISO, hiểu được ISO là gì? và các bước cần thiết để triển khai để đạt được chứng chỉ ISO. Bên cạnh chứng chỉ ISO, các doanh nghiệp cần trang bị các thiết bị phù hợp hỗ trợ quy trình sản xuất và các phương pháp để bảo vệ sản phẩm của thương hiệu.
– Hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy móc, công cụ hỗ trợ quy trình sản xuất, giải pháp dán nhãn, đóng gói, chiết rót và tem chống hàng giả. Công ty TNHH TM Tín Dân luôn là đối tác uy tin cho các tập đoàn lớn như Vissan, CJ,…
– Hơn thế nữa, chúng tôi luôn có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp luôn cố gắng cải thiện để nâng cấp các dòng máy để mang những tính năng vượt trội hơn nhằm đáp ứng nhu cầu Quý khách hàng.
– Ngoài ra, Tín Dân luôn là công ty hàng đầu cung cấp các thiết bị, bộ phận riêng lẻ để khách hàng dễ dàng thay đổi, bảo dưỡng sau một thời gian dài sử dụng máy. Với sự uy tín, cùng hiệu quả mà các sản phẩm của Tín Dân mang lại cho khách hàng để khách hàng tin tưởng lựa chọn là người đồng hành với nhà máy sản xuất của mình.
– Với chính sách giá cả hợp lý và dịch vụ uy tín, Tín Dân luôn đáp ứng các nhu cầu sản xuất khác nhau của từng công ty:
- Công ty bảo hành máy trong vòng 12 tháng và miễn phí bảo trì máy trọn đời.
- Thay mới hoặc 1 đổi 1 trong thời gian bảo hành nếu có lỗi do nhà sản xuất.
- Máy luôn có sẵn tại showroom của chúng tôi. Quý khách có thể trực tiếp xem và vận hành máy.
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc, hỗ trợ giao hàng và lắp đặt miễn phí.
- Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên được hãng sản xuất (Đức và Hàn Quốc) trực tiếp đào tạo, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và hỗ trợ bảo trì, sửa chữa.
– Thông tin liên hệ:
- SĐT: +8490.383.5500
- Email: info@tdn-company.com.vn
- Website: https://tdn-company.com.vn