Các loại lãng phí trong sản xuất cần lưu ý

cac-lang-phi-trong-san-xuat

Trong bất kì môi trường sản xuất nào, giảm tối đa các hoạt động lãng phí giúp cho nhà máy tiết kiệm rất nhiều chi phí, giảm giá thành và tăng cạnh tranh cho sản phẩm. Cùng tìm hiểu về 7 loại lãng phí thường gặp trong sản xuất. Điều đã trở thành triết lý xây dựng hệ thống của nhiều nhà máy trên toàn thế giới. Và đây có thể nói là kim chỉ nam để cải tiến bất kì nhà máy sản xuất nào.

A. Sản xuất dư thừa

Sản xuất quá nhiều một sản phẩm có thể gây hại cho nhà máy của bạn. Điều gì sẽ xảy ra khi hàng hóa trong kho quá nhiều so với số lượng mà khách hàng yêu cầu hoặc sau khi họ yêu cầu?

Khi cung vượt cầu, tất yếu phải giảm giá bán sản phẩm, tệ hơn là có thể không bán được hàng. Và hàng loạt các chi phí phát sinh để giải quyết hàng tồn kho. Điều đó dẫn đến phát sinh thêm chi phí, thêm thời gian và nhân lực để mọi thứ trở lại bình thường.

Khi qui trình trở nên bất thường, quá trình quản lý tồn kho kém làm mất khả năng sinh lời trong tương lai.

Sản xuất dư thừa trong nhà máy

5 nguyên nhân thường gặp dẫn đến sản xuất dư thừa trong nhà máy:

Quy trình sản xuất không chính xác

Với cùng thời gian sản xuất nhưng lại có sự chênh lệch năng xuất vượt mức cho phép dẫn đến khó kiểm soát hàng hóa. Hãy tìm ra vấn đề và kiểm soát lại qui trình của mình.

Tự động hóa sản xuất kém cũng là một nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của nhà máy. Điều này giống như việc so sánh giữa con người và máy móc trong sản xuất vậy. Cố gắng tìm trong nhà máy của bạn, những khâu nào được lặp lại nhiều lần và tìm cách tự động hóa nó.

Lịch trình sản xuất không ổn định

Phần lớn các ngành sản xuất đều chịu ảnh hưởng của yếu tố này, đặc biệt là những ngành cần quản lí chặt chẽ thời gian sử dụng của nguyên liệu đầu vào và sản lượng đầu ra. Khi lịch trình sản xuất không ổn định, việc tồn hoặc thiếu nguyên liệu sẽ xảy ra thường xuyên và phải liên tục điều chỉnh. Nếu một lúc nào đó bị mất kiểm soát cũng sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng.

Thông tin dự báo và nhu cầu không chính xác

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Nhất là với những mặt hàng tiêu thụ mạnh vào một thời điểm nào đó và sau đó trở lại bình thường. Bạn không thể chờ đến đúng thời gian mới bắt đầu sản xuất, vì có thể thị trường đã bị lắp đầy bởi sản phẩm của đối thủ.

Để có thể cạnh tranh nguồn lợi nhuận khổng lồ theo xu hướng thị trường, bắt buộc cần phải đưa ra dự báo về nhu cầu thị trường để sản xuất trước. Điều gì xảy ra khi dự báo mức tiêu thụ sản phẩm của bạn là sai? Càng tồi tệ hơn khi số lượng dự báo của bạn vượt quá mức nhu cầu thị trường. Một bài toán giải quyết tồn kho lại được đặt ra.

Thời gian thiết lập khi chạy một sản phẩm quá lâu

Khi nhận một lịch sản xuất, nhà máy mất thời gian quá dài để có thể vận hành dây chuyền sản xuất trong nhà máy và nếu không thể kiểm soát thời gian này hoàn toàn thì sản lượng đầu ra sẽ không đồng đều ở các lần sản xuất khác nhau. Cũng là một yếu tố dẫn đến tồn kho.

B. Chờ đợi quá lâu

Chờ đợi trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi, nhưng tìm cách tạo ra quy trình hiệu quả để cắt giảm càng nhiều chi phí càng tốt.

Đây có vẻ là một ý tưởng đơn giản, nhưng nó có thể có tác động lớn đến quy trình làm việc và hiệu quả trong môi trường sản xuất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng nguồn nhân lực trong nhà máy của bạn. Nếu tận dụng không hiệu quả sẽ gây lãng phí ảnh hưởng đến giá thành cạnh tranh của sản phẩm. Phần lớn thời gian sản xuất của một sản phẩm bị ràng buộc vào việc chờ đợi hoạt động trước đó.

Có 4 nguyên nhân gây lãng phí thời gian trong chuyền sản xuất:

Quá trình sản xuất quá dài thừa công đoạn.

Khoảng cách làm việc giữa các công đoạn quá dài.

Các loại máy kém chất lượng thường xuyên phải dừng lại bảo trì, sửa chữa.

Có nhiều thiết bị nhàn rỗi trong nhà máy của bạn. 

“Eliyahu Moshe Goldratt – người khởi xướng Kỹ thuật Sản xuất Tối ưu, Lý thuyết Ràng buộc và Quy trình Tư duy đã nhiều lần tuyên bố rằng một giờ bị mất trong quy trình sản xuất là một giờ bị mất đối với toàn bộ sản lượng của nhà máy và không bao giờ có thể lấy lại được. “

C. Có quá nhiều công việc thừa trong nhà máy

Có những việc không cần thiết phải làm trong nhà máy và những việc chuyển động, cử chỉ không cần thiết của cơ thể, của tay, chân của người lao động hay của máy móc không cần thiết được gọi là những công việc thừa.

Nếu không nhìn thấy bao quát, chúng ta sẽ gặp phải nhiều lỗi khi vận hành nhà máy. Cùng 1 việc phải thực hiện nhiều lần giữa các phòng ban khác nhau. Tín hiệu giao tiếp giữa các bộ phận liên quan quá kém. Thực hiện nhiều thao tác để hoàn thành nhiệm vụ thay vì một thao tác. Trong khi chỉ cần 1 người là có thể giải quyết, khi qui trình không chặt chẽ dẫn đến phải cần thời gian và nhân lực nhiều hơn để xử lí vấn đề.

Thực hiện việc dư thừa

Một số việc không cần thiết khác: Sơn một khu vực mà chẳng bao giờ được nhìn thấy, lắp nơi sử dụng nước xa chỗ làm việc, lắp đặt đèn chiếu sang tại nơi không cần thiết,… Tất cả những việc làm dư thừa đều gây lãng phí chi phí cho nhà máy của bạn. Con số thiệt hại khổng lồ khi nhin lại sau khoảng thời gian dài.

Chúng tôi đã từng khảo sát một nhà máy mỹ phẩm với 9 người công nhân dán nhãn cho chai nhưng nhiều nhất chỉ đạt 3700 chai/1 giờ. Thay vào đó bạn có thể đầu tư một máy dán nhãn là giải quyết được vấn đề.

Tuy nhiên, làm sao để lựa chọn được máy dán nhãn phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp? Để có được câu trả lời, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chọn mua máy dán nhãn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp ở bên dưới. Vui lòng nhấn vào ảnh phía dưới để xem hướng dẫn chi tiết.

Bấm vào ảnh để xem chi tiết hướng dẫn

D. Tốn nhiều thời gian di chuyển

Di chuyển từ kho này đến kho khác hoặc phòng này sang phòng khác. Thường thì lỗi này ít khi xảy ra vì được tính toán ngay từ đầu trong lúc thiết kế và xây dựng nhà máy. Nhưng với số lượng SKU lớn và đơn hàng nhiều thì tình trạng chờ đợi lại phát sinh. Có 3 giai đoạn di chuyển làm mất thời gian:

Di chuyển nguyên vật liệu từ kho đến nơi sản xuất.

Di chuyển thành phẩm đến kho.

Di chuyển bán thành phẩm giữa các công đoạn trong nhà máy.

E. Quy trình thừa không cần thiết

Tùy vào nhà máy và lĩnh vựa sản xuất cụ thể sẽ có những qui trình thừa nhất định cần cải tiến. Đây hầu hết là những công đoạn không tạo ra giá trị cho sản phẩm của bạn. Phát triển các tính năng của sản phẩm không phù hợp thị trường hoặc khách hàng không quan tâm. Làm cho nhà máy tốn nhiều thời gian và nhân lực hơn nhưng không mang lại bất kì giá trị nào.

F. Lãng phí do sai sót trong sản xuất

Có 2 loại sai sót trong sản xuất thường gặp là sai sót do sản phẩm lỗi và sai sót trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong sản xuất. Cả 2 điều làm mất thời gian trong việc khắc phục xự cố.

Nếu phát hiện tại nhà máy thì chỉ tốn thời gian sản xuất lại. Nếu để khách hàng trả hàng về vì bất kì nguyên nhân nào thì phải sản xuất lại toàn bộ. Để xử lí một lô hàng thì chi phí bỏ ra không hề nhỏ.

G. Lãng phí tồn kho

Chi phí kho, chi phí quản lý kho, chi phí xử lý hàng bị giảm chất lượng do lưu trữ trong kho là các khoản chi phí thường phát sinh trong nhà máy. Có 5 nguyên nhân gây lãng phí tồn kho trong nhà máy:

Chuỗi cung ứng không đáng tin cậy.

Không hiểu nhu cầu.

Thời gian thiết lập sản xuất.

Tốc độ sản xuất không liên kết giữa các khu vực sản xuất.

Hệ thống giám sát kém.

Bài viết liên quan

zalo-icon
phone-icon