Chọn nhà cung cấp máy dán nhãn cho doanh nghiệp

So sánh chi phí và giá trị

Nói về máy dán nhãn, nó không giống như “một quả táo”, “cái bánh quy” hay “một chai nước” – những thứ mà bạn có thể mua và dùng ngay.

Nhiều công ty tập trung vào chi phí ban đầu khi mua thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Số tiền trên bảng báo giá ảnh hưởng đến 90% quyết định lựa chọn nhà cung cấp của họ. Tuy nhiên, trong quá trình mua hàng máy dán nhãn, không có nhiều đơn vị biết rằng mức giá nhận được từ nhà cung cấp là chi phí lâu dài trong suốt thời gian sử dụng và cần được xem xét ở nhiều mặt khác nhau. Nó không đơn giản chỉ là chi phí sản xuất máy và lợi nhuận của nhà cung cấp.

Là một người mua sản phẩm công nghiệp chuyên nghiệp, việc tìm một thiết bị giá tốt nhất cho doanh nghiệp là chưa đủ, nó phải phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn của nhà máy của bạn. Nếu bạn là một người mua hàng trong lĩnh vực này hoặc bạn đang trong quá trình đưa ra quyết định để chọn lựa một máy dán nhãn, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin cho bạn.

I. Giá của một máy dán nhãn được quyết định bởi điều gì?

1. Chi phí sản xuất của máy dán nhãn

Đối với những nhà sản xuất khác nhau thì mức giá cấu thành cơ bản sẽ khác nhau. Giống như xe gắn máy vậy, có rất nhiều phân khúc giá khác nhau nhưng cũng có cùng chức năng là vận chuyển. Có thể bạn biết, xe giá tiền cao sẽ có nhiều tính năng hơn, chạy êm hơn. Và các bộ phận chính cũng có hiệu suất tốt hơn so với xe có giá thấp.

Khi mua máy dán nhãn cũng vậy. Bạn cần hoạch định nhà máy của mình cần ở tiêu chuẩn nào. Cần dùng một máy với chức năng vừa đủ dùng trong thời gian ngắn hay là có tích hợp nhiều tính năng ưu việt khác với độ bền vượt trội hơn. Có một điều chắc chắn, bạn sẽ không tìm được một sản phẩm nào có tính năng vượt trội nhưng lại có mức giá rẻ cả.

Với máy dán tem nhãn cho bao bì cơ bản, chỉ có một tính năng duy nhất đáp ứng cho một hoặc một số sản phẩm nhất định; sẽ không thể dán cho các chai khó và tốc độ không thể quá nhanh được. Chuyển đổi sản phẩm cũng khó khăn hơn những máy được đầu tư trong quá trình thiết kế.

2. Công nghệ sản xuất máy dán tem nhãn

Điều này đóng vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng và tuổi thọ của máy dán nhãn. Tất cả các máy trong sản xuất đều có nguyên lí chung mà gần như mọi nhà sản xuất máy đều biết. Nếu không có đủ chuyên môn, bạn sẽ rất khó đánh giá được những điểm ưu việt của một nhà cung cấp, ngoài mức giá mà bạn nhận được.

Các yếu tố như trình độ gia công, sự chính xác trong tính toán từng chi tiết cơ khí tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa các nhà sản xuất máy. Nếu không tìm hiểu kỹ, bạn sẽ không nhận thấy được cho đến khi bạn sử dụng qua. Một điểm chung của các máy chất lượng là tiếng ồn dư thừa rất thấp. Điều này cho thấy các cơ cấu của chúng được tính toán chính xác, với sai số ở mức thấp nhất có thể. Tuy không thể đạt được sự chính xác tuyệt đối trong kỹ thuật thiết kế và chế tạo máy.

Trên bảng giá cũng không thể giúp bạn thấy được công nghệ sản xuất. Công nghệ quyết định 70% độ bền và ổn định của máy dán nhãn. Đây là điều mà chỉ khi xem máy thực tế bạn mới có thể đánh giá. Nếu nhà máy bạn có người phụ trách kỹ thuật, hãy đưa họ đến để gặp nhà cung cấp, bạn sẽ nắm bắt được công nghệ trên máy thế nào.

3. Rủi ro máy dán nhãn bị hỏng trong quá trình sử dụng

Với các máy công nghiệp lớn, thời gian dừng máy được tính toán rất kỹ. Nếu máy ở giai đoạn sản xuất quan trọng, dừng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến năng suất của nhà máy. Đôi khi phải thuê công nhân ngoài để giải quyết tạm thời. Đây là một trong những chi phí vô hình khác mà bạn không thấy được. Một máy sản xuất với công nghệ vượt trội sẽ được tính toán kỹ lưỡng. Máy có độ bền rất cao và việc dừng máy không thể khắc phục là rất khó xảy ra.

Các dòng máy dán nhãn chất lượng đều có tuổi thọ rất cao. Nó được thiết kế để tồn tại lâu dài trong nhà máy của bạn. Tuổi thọ lý thuyết tính toán ở chế độ làm việc 8 giờ/ngày của một máy là 10 năm (máy của Herma). Thực tế ở nhiều nhà máy của khách hàng cũng 8-9 năm mới bắt đầu có hao mòn và phải thay thế một vài bộ phận. Trong báo giá ban đầu hầu như không thể hiện điều này. Với các dòng máy cơ bản thì thời gian thay thế có thể ngắn hơn. Có thể sau 1-2 năm sử dụng là bắt đầu hư hỏng và nghiêm trọng hơn phải thay thế máy mới.

“Đối với chất lượng sản phẩm thì theo tiêu chuẩn thiết kế máy cứ tăng chỉ số tuổi thọ thiết kế lên 1% là phải thay đổi rất nhiều thứ kèm theo, làm giá thành máy cũng tăng theo nhiều” – Ông Jihyeon giám đốc kỹ thuật của chúng tôi đã nói.

Bạn cần biết nắm bắt được thời gian mà doanh nghiệp mình cho phép khấu hao hoặc là thời gian sản xuất trong bao lâu để chọn máy với chất lượng phù hợp. Nếu thời gian khấu hao dài thì bạn có thể tìm máy chất lượng. Còn thời gian ngắn hơn thì tùy vào yêu cầu của doanh nghiệp bạn.

II. 5 lời khuyên khi chọn nhà cung cấp máy dán nhãn cho doanh nghiệp bạn

Sẽ không có nhà cung cấp máy dán nhãn tốt nhất, chỉ có nhà cung cấp phù hợp nhất. Tự đánh giá nhu cầu của mình trước khi chọn lựa.

Đừng vội kết luận một sản phẩm qua bảng báo giá, có khi bạn bỏ qua một nhà cung cấp máy dán tem nhãn chất lượng cho nhà máy của mình.

Đến xem thiết bị dán nhãn và trao đổi với nhà cung cấp là điều cần thiết để bạn nắm được công nghệ và giá trị sản phẩm.

Làm việc kỹ với nhà cung cấp, sẽ ra sao nếu máy của bạn có vấn đề. Các linh kiện thường phải thay cần được quản trị để tránh rủi ro về sau.

Đừng quên lập bảng so sánh để so sánh các nhà cung cấp máy dán nhãn và lên kế hoạch khấu hao tài sản trước khi đưa ra quyết định.

Mong qua bài viết này có thể giúp bạn tìm ra nhà cung cấp máy dán nhãn phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào cần hỗ trợ, cũng như cần tư vấn máy dán tem nhãn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 383 5500 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

zalo-icon
phone-icon